Trong nghệ thuật Mưa ngâu

Văn học dân gian

Mưa Ngâu có nhiều trong ca dao Việt Nam như:

Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền...Tháng sáu lo chửa kịp tiềnBước sang tháng bảy lại liền mưa NgâuTháng bảy là tháng mưa NgâuBước sang tháng tám lại đầu trăng thu...Tháng năm tháng sáu mưa dàiBước sang tháng bảy tiết trời mưa NgâuNhớ ai như vợ chồng NgâuMột năm mới gặp mặt nhau một lần.

Văn học viết

Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâuNắng mãi thì mưa cũng phải lâu.Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,Rồng kia phun nước tưới hoa màu.Ỳ ào tiếng học nghe không rõMát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.Ông lão nhà quê tang tảng dậyBảo con mang đó chớ mang gầu.Cầu Ô tuân ý Cao-xaNgân-giang lẻ phương đậm-đà bắc ngangTưng-bừng nghênh-đón cô-ngươngChàng Ngưu vui tỏ nỗi thương-ai trànThường là chuyện khóc khó canHóa thành mưa lũ miên-man tháng-ngày

(Những chữ được nối với nhau thì được coi là 1 từ. Tất cả bài thơ này diễn tả 31 chữ số của số Pi)

Trong tân nhạc

Đặng Thế Phong cũng nhắc tời mưa Ngâu trong nhạc phẩm nổi tiếng Giọt mưa thu:

Đến bao năm nữa trờiVợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

Mưa Ngâu cũng đã được lấy làm tên cho một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng, bài Mưa Ngâu.

...giọt mưa Ngâu hay là nước mắt ai nhớ nhau..